Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam cùng 20 người bị C03 đề nghị truy tố về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Ngoài ông Nam, nhiều cựu lãnh đạo Bình Dương bị đề nghị truy tố gồm: Phạm Văn Cành, cựu Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy; Trần Thanh Liêm, cựu Chủ tịch UBND tỉnh; Ngô Dũng Phương, trưởng phòng tài chính Đảng; Nguyễn Văn Đông, cựu Chánh văn phòng Tỉnh ủy...
"Hợp thức hóa" sai phạm
Theo kết luận điều tra, tháng 3/2017, ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty 3/2 với mục đích chuyển nhượng toàn bộ dự án khu Dân cư - Thương mại - Dịch vụ Tân Phú trên khu đất 43 ha cho công ty Âu Lạc đã ký văn bản số 39 gửi Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương.
Nội dung văn bản thể hiện: "Tổng công ty SX-XNK Bình Dương đã thực hiện hoàn tất việc chuyển giao khu đất trực tiếp cho công ty TNHH Đầu tư - Xây dựng Tân Phú và quyết toán thuế vào niên độ tài chính năm 2016" và đề nghị Thường trực Tỉnh ủy thống nhất chủ trương cho chuyển nhượng phần vốn góp 30% tại Công ty Tân Phú cho công ty Âu Lạc.
![]() |
Bị can Trần Văn Nam |
Ngày 17/4/2017, Tỉnh ủy tổ chức cuộc họp Thường trực Tỉnh ủy để xem xét, quyết định việc xin chủ trương chuyển nhượng 30% vốn góp của Tổng công ty 3/2. Thành phần dự cuộc họp trên bao gồm các ông: Trần Văn Nam, Phạm Văn Cành, Trần Thanh Liêm, Ngô Dũng Phương, Nguyễn Văn Đông và một số đơn vị có liên quan.
Tại cuộc họp, các cá nhân nêu trên đều biết Tổng Công ty 3/2 đã chuyển nhượng 43ha đất cho Công ty Tân Phú không bàn giao về Công ty Impco (doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước do Tỉnh ủy quản lý) là trái quy định của pháp luật, trái phê duyệt của Tỉnh ủy nhưng vẫn thống nhất nội dung đồng ý chủ trương cho Tổng Công ty 3/2 được chuyển nhượng 30% vốn góp tại công ty Tân Phú cho Công ty Âu Lạc.
Trên cơ sở cuộc họp trên, ngày 20/4/2017, ông Cành ký văn bản số 287 thông báo kết luận và chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy. Trong đó có nội dung đồng ý chủ trương cho Tổng Công ty 3/2 được chuyển nhượng 30% vốn góp tại công ty Tân Phú cho công ty Âu Lạc, Tổng công ty phải thuê đơn vị tư vấn độc lập thẩm định giá đất làm cơ sở đàm phán ký hợp đồng chuyển nhượng và chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng thu tiền theo đúng quy định.
Kết luận điều tra xác định, do biết rõ việc chuyển nhượng khu đất 43 ha trái quy định và để tạo điều kiện cho Tổng công ty 3/2 hoàn thiện việc chuyển nhượng dự án trên khu đất 43ha nên ông Nam yêu cầu "hợp thức hóa" sai phạm nêu trên.
Cụ thể, tháng 10/2018 ông Nam yêu cầu ông Cành ký công văn đính chính lại thông báo số 287 với lý do Tổng công ty 3/2 đã chuyển nhượng 43 ha đất cho công ty Tân Phú nên không thể chuyển giao đất về cho công ty Impco.
Thực hiện yêu cầu trên, ông Ngô Dũng Phương và Nguyễn Văn Đông lập biên bản cuộc họp đề ngày 19/5/2017 để ông Cành ký, đính chính thông báo số 287 nội dung "Tổng công ty phải thuê đơn vị tư vấn lập thẩm định giá trị tăng thêm của phần vốn góp 30% tương ứng với 60 tỷ đồng làm cơ sở đàm phán ký hợp đồng chuyển nhượng và chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng thu tiền theo quy định...".
Đến tháng 3/2019, ông Trần Văn Nam tiếp tục chỉ đạo ông Đông và Phương điều chỉnh công văn số 407 năm 2016, do Tổng Công ty 3/2 đã chuyển nhượng khu đất 43ha không còn đất để chuyển giao cho Công ty Impco.
![]() |
Bị can Phạm Văn Cành (trái) và Trần Thanh Liêm. Ảnh: Bộ Công an |
Theo yêu cầu của ông Nam, ông Đông chỉ đạo Phương lập biên bản hội nghị giao ban Thường trực Tỉnh ủy đề ngày 25/8/2016 để ông Trần Văn Nam ký mục "Chủ trì hội nghị", Ngô Dũng Phương ký mục "người ký biên bản". Trong đó có nội dung Thường trực Tỉnh ủy thống nhất không chuyển giao khu đất 43 ha cho Công ty Impco để Tổng công ty 3/2 tiếp tục thực hiện chủ trương tại công văn số 1830 ngày 17/8/2010 của Thường trực Tỉnh ủy;
Đồng thời Phương soạn thảo công văn 477 đề ngày 29/8/2016 để ông Phạm Văn Cành ký (thời điểm này ông Cành đã nghỉ hưu) điều chỉnh công văn 407 ngày 29/7/2016 nội dung "đồng ý không chuyển giao khu đất có diện tích 430.000,3 m2 tại phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương cho Công ty TNHH MTV Đầu tư và Quản lý Dự án Bình Dương, để Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương - TNHH MTV tiếp tục thực hiện chủ trương tại công văn số 1830 ngày 17/8/2010 của Thường trực Tỉnh ủy".
Vi phạm "gắn chặt, không tách rời"
Về phía Tổng công ty 3/2, để Ngô Dũng Phương, Trưởng phòng Tài chính Đảng có cơ sở hợp thức sai phạm, Nguyễn Văn Minh chỉ đạo cấp dưới soạn thảo công văn số 145 ngày 20/8/2016 xin điều chỉnh phương án sử dụng đất theo công văn số 407 với nội dung "đề nghị Thường trực tỉnh ủy xem xét cho chủ trương không chuyển giao khu đất có diện tích 430.000,3m2 cho công ty Impco để Tổng công ty tiếp tục thực hiện chủ trương tại công văn 1830 của Thường trực Tỉnh ủy".
Theo cơ quan điều tra, việc ông Trần Văn Nam tiếp tục chỉ đạo ông Nguyễn Văn Đông, Phạm Văn Cành và Ngô Dũng Phương "hợp thức hóa" ban hành công văn số 974 ngày 19/5/2017 và công văn số 477 ngày 29/8/2016 đã làm sai lệch bản chất nội dung phê duyệt chi tiết phương án sử dụng đất của chủ sở hữu tại văn bản số 407 ngày 29/7/2016.
Theo cơ quan điều tra, hành vi của ông Trần Văn Nam cùng đồng phạm biết Tổng công ty 3/2 chuyển nhượng trái pháp luật khu đất 43 ha nhưng vẫn đồng ý cho đơn vị này tiếp tục chuyển nhượng 30% vốn góp tại công ty Tân Phú cho công ty Âu Lạc; tạo điều kiện để bị can Nguyễn Văn Minh và đồng phạm hoàn thành việc chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu của nhà nước tại khu đất 43 ha sang công ty tư nhân.
Cơ quan điều tra xác định, vi phạm của ông Trần Văn Nam cùng đồng phạm gây thất thoát ngân sách nhà nước hơn 1.000 tỷ đồng.
"Hành vi vi phạm pháp luật của các bị can gắn chặt, không tách rời hành vi vi phạm của Nguyễn Văn Minh và đồng phạm, phải chịu trách nhiệm về hậu quả gây thất thoát cho nhà nước", trích kết luận điều tra.
Đoàn Bổng
Bị can Trần Văn Nam, cựu bí thư tỉnh Bình Dương có hành vi vi phạm pháp luật gây thất thoát 1.063 tỷ đồng.
" alt=""/>Cách 'hợp thức hóa' sai phạm vụ thất thoát nghìn tỷ của cựu Bí thư Bình DươngNhân dịp này, toàn bộ 10.000 bộ trang phục bảo hộ y tế với tổng trị giá 1,6 tỷ đồng sẽ được chuyển đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để để hỗ trợ cho các y bác sỹ và các chiến sĩ tuyến đầu chống dịch tại Đà Nẵng.
![]() |
Đại diện Lazada Việt Nam trao tặng 10.000 bộ trang phục bảo vệ y tế cho đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc TP Đà Nẵng |
Bà Đặng Thị Kim Liên, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Thành phố Đà Nẵng đánh giá cao và hết sức hoan nghênh sự hỗ trợ kịp thời và thiết thực của Lazada để góp phần đẩy lùi dịch Covid-19.
Bà Kim Liên chia sẻ: “Trong tình hình hiện nay, tôi tin rằng các doanh nghiệp thương mại điện tử như Lazada sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho người dân sinh hoạt, kinh doanh trong giai đoạn giãn cách xã hội. Chúng tôi rất mong những đóng góp tốt đẹp này sẽ tiếp tục làm lan tỏa tinh thần sẻ chia trong cộng đồng để cùng nhau, chúng ta quyết chiến thắng dịch bệnh”.
Ông James Dong, Tổng Giám đốc Lazada Việt Nam cũng bày tỏ sự cảm phục và ấn tượng trước những cam kết và quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ, các cơ quan ban ngành và các y, bác sỹ Việt Nam để ngăn chặn làn sóng thứ hai của dịch Covid-19, đồng thời chia sẻ: “Lazada luôn đặt sức khỏe và sự an toàn của các khách hàng và cộng đồng là ưu tiên hàng đầu, vì vậy, chúng tôi hy vọng rằng những nỗ lực của Lazada sẽ góp phần lan tỏa tinh thần sẻ chia và lạc quan để cùng nhau chiến thắng dịch bệnh. Bằng cách này, tôi tin rằng, chúng ta có thể ngăn chặn dịch bệnh hiệu quả hơn cũng như bảo vệ nền kinh tế của Việt Nam.”
Với quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ thực hiện “mục tiêu kép”, vừa ưu tiên kiểm soát, ngăn chặn dịch bệnh Covid-19, vừa tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế xã hội, Lazada chủ động thực hiện những hoạt động thiết thực sau nhằm chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam.
Bên cạnh việc chung tay cùng Chính phủ và các cơ quan chức năng lan tỏa thông điệp tích cực “Niềm tin chiến thắng”, kêu gọi mọi người dân vừa chống dịch hiệu quả, vừa khôi phục và phát triển kinh tế, Lazada vẫn đang tiếp tục thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho khách hàng.
Cụ thể, Lazada triển khai giai đoạn 2 của chiến dịch “An tâm mua sắm tại nhà”, đưa ra các gói hỗ trợ cùng nhiều hoạt động huấn luyện liên tục giúp nhà bán hàng dễ dàng tham gia kinh doanh trên Lazada trong giai đoạn này.
Ngọc Minh
" alt=""/>Lazada tặng Đà Nẵng 10.000 bộ trang phục bảo hộ chống dịch Covid(Ảnh: Goal)
Ferrari 335 S Spider Scaglietti: 36 triệu USD
Chiếc xe đắt nhất trong gara của Messi là Ferrari 335 S Spider Scaglietti. Danh thủ đã mua chiếc xe này trong một cuộc đấu giá với số tiền khổng lồ 36 triệu USD.
Còn được gọi là "ngựa chồm của năm 1957", Ferrari 335 S Spider Scaglietti được trang bị động cơ V12 4,0 lít hút khí tự nhiên và có thể đạt tốc độ tối đa 482 km/giờ.
(Ảnh: Instagram)
Ferrari F430 Spyder: 164.490 USD
Một mẫu Ferrari khác mà Messi sử dụng là Ferrari F430 Spyder. Anh đã trả 164.490 USD cho mẫu Ferrari đặc biệt này. Chiếc xe được trang bị động cơ Ferrari F136 E V8 4,3 lít và tạo ra 503 mã lực.
Bộ ba Audi: 231.790 USD
Gã khổng lồ sản xuất ô tô của Đức Audi tài trợ cho FC Barcelona đến năm 2019 và do đó không có gì ngạc nhiên khi Messi sở hữu một chiếc xe Audi.
Trên thực tế, Messi sở hữu 3 chiếc xe là Audi RS6 có giá 108.000 USD, Audi A7 có giá 69.200 USD và Audi Q7 có giá 54.590 USD.
Pagani Zonda Tricolore: 2 triệu USD
Cùng với Ferrari 335 S Spider Scaglietti, Messi còn sở hữu chiếc xe thể thao độc lạ của Ý Pagani Zonda, phiên bản Tricolore. Xe sử dụng động cơ V12 7,3 lít kết hợp với hộp số tự động 6 cấp. Cầu thủ người Argentina đã trả khoảng 2 triệu USD cho mẫu xe này.
Mercedes SLS AMG: 642.490 USD
(Ảnh: Instagram)
Mercedes SLS AMG là một chiếc xe kỳ lạ và sang trọng khác thuộc sở hữu của Messi trị giá 642.490 USD. Xe được trang bị động cơ V8 6,2 lít DOHC mang lại hiệu suất tuyệt vời. Nó chắc chắn là một trong những chiếc xe đẹp nhất trong bộ sưu tập của Messi.
Maserati Gran Turismo MC Stradale: 242.100 USD
Người ta thường thấy Messi sử dụng Maserati Gran Turismo MC Stradale tại nhà riêng ở Argentina. Chiếc xe có động cơ V8 4,7 lít, sản sinh công suất 444 mã lực và mô-men xoắn 510 Nm. Messi đã chi 242.100 USD để mua nó.
Bộ đôi Range Rover: 269.500 USD
Range Rover là một trong những chiếc SUV sang trọng và đắt nhất thế giới và Messi là chủ sở hữu của hai mẫu xe Range Rover - Range Rover Vogue có giá khoảng 200.000 USD cùng Range Rover Sport giá 69.500 USD.
Cadillac Escalade: 75.195 USD
Messi đã mua chiếc Cadillac 8 chỗ với giá 75.195 USD. Nó là một chiếc xe hoàn hảo cho một gia đình 5 người. Cadillac Escalade được trang bị động cơ V8 420 mã lực kết hợp hộp số tự động 10 cấp.
Lexus RX 450h và Mini Cooper: 66.533 USD
Những chiếc xe rẻ nhất trong bộ sưu tập của Messi là Lexus RX 450h và Mini Cooper. Lexus có giá khoảng 46.800 USD và Mini Cooper giá khoảng 19.733 USD.
Theo VTCNews
Bạn đang sở hữu một chiếc xe độc hay bản độ siêu đẹp? Hãy chia sẻ bài viết cảm nhận, hình ảnh về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Bộ sưu tập xe hơi đắt tiền của Lionel Messi